4 loại nguyên nhân gây nghẹt cống và biện pháp khắc phục

Trước khi có các biện pháp thông tắc cống triệt để thì chúng ta phải làm rõ nguyên nhân gây nghẹt cống. Hiên nay, tình trạng nghẹt cống là vấn đề rất phổ biến trong các hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ quan và trên các tuyến phố lớn của đô thị.

Trong quá trình xử lý và khắc phục cho hàng ngàn hộ gia đình bị nghẹt cống, công ty rút hầm cầu thành phố đưa ra các nguyên nhân gây tắc cống và cách xử lý.

Hiện tượng nghẹt ống dẫn nước hay còn gọi là nghẹt cống thường xuyên xảy ra ở hầu hết các hộ gia đình và các công ty, doanh nghiệp, bệnh viện, khu công nghiệp, khu dân cư. Nếu chẳng may nhà bạn bị nghẹt thì bạn phải biết nguyên nhân để giải quyết, sau đây chúng tôi đưa ra các nguyên nhân dẫn đến nghẹt cống để bạn tham khảo.

Dưới đây là 4 nguyên nhân chính gây nghẹt đường cống.

Nguyên nhân gây nghẹt đường cống thoát nước mưa.

1. Đất đá

Đường cống thoát nước mưa là một trong những đường cống đa số là lộ thiên và là cống công cộng nên đất đá cát bụi, lá cây, các loại chai nhựa, lon,… thường xuyên bị rơi vài cống một cách tự nhiên hoặc người dân chưa có ý thức cố tình vức rác vào hệ thống cống này làm cho nước không thể lưu thông một cách thông thoáng vào những ngày mưa, do đất đá những chất thải chiến đi diện tính cống.

2. Triều cường

Triều cường đã và đang trở thành nổi ám ảnh của những người dân sống gần khu vực kênh rạch tại các thành phố lớn. Triều cường dân nước lên kéo theo rác thải của người dân xả xuống kênh gây vừa gây ô nhiễm làm giảm chất ượng môi trường sống, vừa làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước mưa trong nhưng này mưa bão, vậy chúng ta thấy chỉ có chúng ta mới đang làm hại cuộc sống của chính chúng ta. Nếu mỗi một người dân đều có ý thức giữ gìn môi trường không vứt rác bừa bãi thì tỉ lệ cống thoát nước mưa bọ nghẹt là vô cùng ít ỏi.

3. Mưa bão

Mỗi trận bão và mưa lớn kéo theo nhiều lá cây, bụi bẩn, rác thải đến chặn kín các cống rãnh, lượng nước lớn sau trận mưa đổ về đây sẽ không có cách nào thoát đi được. Hiện tượng ngập nước ở hầu hết các tuyến phố tại tphcm, cống rãnh bị nghẹt nặng nề sau mỗi trận mưa bão là hiện tượng khá phổ biến, gây cản trở giao thông và nhiều thiệt hại khác cho người dân.

4. Đường ống thoát nước bị hỏng

Hỏng đường ống thoát nước cũng là một nguyên nhân gây nghẹt cống. Đường ống bị hỏng, bị sụt hoặc bị vỡ là do quá trình lắp đặt đường ống không chuẩn, sử dụng loại đường ống rẻ tiền, kém chất lượng hoặc do rễ cây dưới lòng đất gây nên thiệt hại cho đường ống.

Việc sửa chữa đường ống ngầm bị hỏng sẽ gây nên nhiều khó khăn, phiền toái và tốn kém. Giữa hệ thống đường ống chằng chịt, ngổn ngang, để có thể xâm nhập vào đường ống đang bị hỏng không phải điều dễ dàng. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng đường ống ngầm có chất lượng tốt để khi nằm trong lòng đất, chịu nhiều tác động từ khí hậu, rác thải và những nhân tố khác nó vẫn có sức bền, không bị vỡ nứt.

5. Do thay đổi địa chất

Sự xê dịch của các mảng địa chất cũng có thể là nguyên nhân dãn đến tình trạng cống nghẹt, tuy không phổ biến nhưng nguyên nhân này chúng tôi vẫn không bỏ qua vì khi thay đổi địa chất những đường cống này sẽ có hư hại rất nặng dường như là phải xây mới hoàn toàn. Đối với nguyên nhân này chúng ta sẽ gặp nhiều ở những quốc gia nằm trên các mảng địa chất đang vận động, còn ở Việt Nam chúng ta thì khá là hiếm gặp trường hợp này.

Nguyên nhân gây nghẹt đường cống nhà bếp.

1. Lắp đặt đường ống không chính xác

Khi lắp đặt đường ống có thể xảy ra tình trạng lắp trệch đường ống, đặt đường ống không chính xác…Không phải ai cũng hiểu rõ nguyên lý của đường ống và những công việc cần thiết khi lắp đặt đường ống. Chúng ta nền nhờ thợ chuyên lắp đặt đường ống nước đến tận nhà hỗ trợ thay cho việc bạn tự lắp đặt, vì nếu làm công việc này không chính xác sẽ làm hỏng các bộ phận khác của đường ống và gây nên hiện tượng nghẹt cống về sau.

2. Vụn thức ăn và bã trà (cà phê)

Trong quá trình rửa chén thì đôi lúc chúng ta quên không vét sạch các vụn thức ăn thừa ra ngoài trước, vì thế khi chúng ta vệ sinh các vụn thức ăn này sẽ theo nước trôi vào lỗ cống. Vì thế mà chỉ sau một thời gian ngắn sẽ xuất hiện tình trạng nghẹt ống thoát nước

Ngoài ra, bã trà (cà phê) cũng là nguyên nhân gây nghẹt thoát nước do chúng dễ bị vướng lại trong đường ống, mắc kẹt ở đó trong thời gian dài và rất khó phân hủy.

3. Vỏ trứng

Đừng nghĩ những vụn vỏ trứng nhỏ mà nghĩ rằng chúng vô hại. Có thể bạn sẽ mắc sai lầm đấy. Vỏ trứng là có cấu tạo vô cơ rất bền, vì thế chúng rất khó bị phân hủy. Và các góc nhọn của vụn vỏ trứng rất dễ mắc kẹt lại trong ống cống và trở thành trung tâm “hút” các loại rác thải, tóc, vụn thức ăn, tạo thành búi gây nghẹt ống thoát nước.

4. Dầu mỡ thực phẩm

Theo các chuyên gia, có khoảng 47% trong số 36.000 vụ nghẹt cống thoát nước là do dầu mỡ gây ra. Thật vậy, dầu mỡ có trong thực phẩm có kết cấu bền rất khó phân hủy, mà ngược lại chúng sẽ theo nước thải đi vào đường ống và bám lại trên thành ống dẫn, lâu ngày sẽ gây nghẹt cục bộ.

Dù dầu mỡ đã nấu chín hoặc có trong thịt heo, xúc xích, thịt gà, dầu ăn, thậm chí cả nước rửa thịt khi tràn xuống ống cống cũng gây nghẹt.

5. Do dùng các chất tẩy rửa hàng ngày

Nhiều người khi đọc đến đây cảm thấy rất lạ lẫm, bởi vì các chất tẩy rửa như xà phòng có tính năng tẩy rửa rất cao, lẽ ra phải là chất giúp cho đường cống được thông thoáng hơn. Nhưng một số loại nước tẩy rửa cũng giống như dầu mỡ đều không tan trong nước và có khả năng bám dính trog đường cống, lâu dầm sẽ gây nghẹt cống.

Nguyên nhân gây nghẹt đường cống nhà vệ sinh

1. Rác thải

Rác thải mà chúng ta đề cập ở đây rất phong phú, có thể là tóc rối, xà phòng, giấy vệ sinh, các vật cứng…bị mắc kẹt giữa các ống thoát nước và đường ống bên dưới dòng chảy. Ban đầu, khi lượng rác thải còn ít thì nó chưa ngăn chặn đường chảy của nước thải trong ống cống. Theo thời gian, lượng rác thải lớn dần, tích tụ thành những cục lớn thì sẽ ngăn chặn dòng nước chảy tự do trong ống cống, cuối cùng là gây nên hiện tượng nghẹt cống. Đường cống có thể được tích tụ theo thời gian và bạn có thể nhận được một số dấu hiệu cảnh báo sớm như: âm thanh rít rít sau khi xả nhà vệ sinh, mực nước trong bồn rửa thoát chậm, mùi hôi từ bồn rửa hoặc cống rãnh bốc lên…

2. Khăn giấy và vật dụng cá nhân

Mặc dù khăn giấy có thể tự phân hủy khi gặp nước, nhưng chúng phân hủy rất chậm. Nếu bạn cho quá nhiều khăn giấy vào bồn cầu cùng một lúc, sẽ mất nhiều thời gian để chúng phân hủy hoàn toàn. Ngược lại, khi chúng đi vào đường cống thoát nước sẽ kết hợp với dầu mỡ, tóc, và các loại rác thải khác tạo thành từng “cục rác” gây bít đường nước chảy.

3. Vấn đề lưu lượng nước

Nước không chảy lên dốc và vấn đề thoát nước là đều thuộc về lực hấp dẫn. Điều quan trọng là ống được cài đặt một cách chính xác để đảm bảo lưu lượng nước đầy đủ. Cống rãnh bị nghẹtvì nhiều lý do, vì vậy điều quan trọng là phải hiểu được những nguyên nhân cơ bản của hệ thống thoát nước.

Tuy nhiên, nếu vào mùa mưa lũ, lượng nước quá lớn thì hệ thống cống không thể dung nạp hết được, chưa kể đến các nhân tố rác thải góp phần ngăn chặn dòng chảy của nước trong các đường ống. Vì vậy, chỉ trừ những cống lớn có khả năng thoát nước nhanh hơn, còn lại đường ống nhỏ tại các ngõ ngách của các hộ gia đình thì thường xuyên nghẹt nếu lưu lượng nước quá lớn.

4. Nước sơn.

Tuyệt đối không nên vì bất cứ lý do gì mà cho sơn vào cống thoát nước nhà vệ sinh bạn nhé! Khi sơn trôi xuống cống, chúng sẽ bám dính lại trên thành ống, chúng sẽ khô dần và việc xử lý chúng hầu như là rất khó khăn. Hơn thế nữa, khi chúng ngấm vào nước thải sẽ rất khó xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường bên ngoài.

Ngoài ra, các vật dụng cá nhân cũng là nguyên nhân gây nghẹt cống thoát nước. Một dẫn chứng dễ thấy nhất là bao cao su (BCS). BCS có kết cấu bền và không thể phân hủy trong nước, ngược lại chúng sẽ tồn tại nhiều năm trong hệ thống thoát nước. Và rồi một ngày, khi ống nước bị nghẹt, bạn sẽ được chứng kiến những chiếc bcs “phiêu lưu” lềnh bềnh trong nhà tắm. Vì thế, sau khi sử dụng đừng dại khờ mà bỏ chúng vào bồn cầu rồi xả nước, mà hãy bỏ chúng vào sọt rác.

5. Do tuổi thọ của đường ống

Đây cũng là một nguyên nhân, nếu đường ống thoát nước nhà vệ sinh của bạn đã dùng trong thời gian dài không được bảo trì cũng khiến đường ống bị hư hỏng, và đương nhiên nước thải không thể thoát được dễ dàng.

Ngoài ra, việc lạm dụng nước rửa chén, nước lau bếp,… cũng không tốt cho cống thoát nước và cho cả sức khỏe của người sử dụng.

6. Do xác động vật

Đường cống là nơi mà những động vật như chuột, gián, rết,… thường trú ngụ trong những nơi này, vì vậy mà cũng rất khó để bỏ qua nguyên nhân ngày, đã có rất nhiều trường hợp gặp phải tình huống nghẹt đường cống nhà vệ sinh với những biểu hiện rất khó để nhận biết bởi vì nó vẫn có mùi hôi như trường hợp nghẹt cống bởi chất thải hữu cơ, làm cho người dùng không biết phân biệt dễ bị nhầm lẫn.

Nguyên nhân ống thoát nước bồn rửa chén lavabo bị nghẹt

1. Thức ăn thừa

Chúng ta thường hay có thói quen là đổ thức ăn dư thừa như nước canh, nước dùng của các món ăn,… vào đường cống, mọi người cứ ngỡ sẽ không có chuyện gì tất cả sẽ xuống hầm cầu cả, đúng là như vậy nhưng đừng quên dầu mỡ vẫn có thể đong lại trong đường cống, qua nhiều năm tháng lớp dầu mỡ mới chồng lên lớp dầu mỡ cũ cứ như vậy dần dần sẽ dẫn đến nghẹt cống, đây là lý do mà chúng tôi nhận thấy là phổ biến nhất hiện nay.

2. Do đường ống thoát nước xuống cấp

Điều đầu tiên bạn cần kiểm tra khi nhận thấy đường ống thoát nước bồn rửa chén lavabo bị nghẹt đó chính là hệ thống đường ống, hãy kiểm tra nhanh những đường ống chịu trách nhiệm tải nước thải của lavabo và xem xem đường ống này có bị vấn đề hư hỏng do quá cũ kĩ xuống cấp hay không, nếu đây là lý do làm cho bồn rửa chén lavabo của bạn bị nghẹt thì bạn nên vui vì rất dễ xử lý, tuy chi phí có cao nhưng bạn lại được sử dụng thêm một khoản thời gian dài hơn nữa.

3 Hầm cầu bị đầy quá tải

Tất cả những vấn đề liên quan đến nghẹt hệ thống thoát nước tring gia đình nếu không tìm ra được nguyên nhân thì đây là nguyên nhân cuối cùng mà bạn nên nghĩ đến, bởi vì tất cả chất thải của trong gia đình dù là ở nhà vệ sinh, bếp hay nhà tắm, bồn rửa mặt,… tất cả đều được dẫn về hầm chứa, một khi hầm chứa có vấn đề như hầm đầy hoặc hầm nghẹt thì dường như mọi hoạt động sinh hoạt có liên quan đến hệ thống thoát nước đều sẽ bị ngưng trệ. Bạn nên lưu ý nguyên nhân này vì nó rất nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình của chúng ta.

Đặc biệt do dầu mỡ làm nghẹt cống thoát nước, đường cống?

Chất béo, dầu và mỡ trong qua trình sinh hoạt hay nấu nướng xong hầu hết được cấu tạo từ những chất hoá học hữu cơ , đặc biệt là những mục đích về sản xuất thức ăn, sản xuất các thành phẩm, thực phẩm có giá trị thực phẩm. Tuy nhiên, sau khi sử dụng xong thì những hợp chất dầu mỡ, chất béo đã biến đổi và chỉ còn lại những thành phần không thể sử dụng được. Đa phần những hợp chất dầu mỡ sau khi sử dụng đều có tình trạng lỏng hoặc vón cục lại, đặc biệt là có tính chất bám dính rất mạnh.

Khi dầu mỡ, chất béo đi vào hệ thống đường cống xả thải thông qua bồn rửa chén, đường ống dẫn nước trong nhà, chúng sẽ không thể di chuyển xa được và bám dính trên thành cống và rất khó để xử lý. Nếu không xử lý, lâu ngày thì dầu mỡ sẽ tích tụ tại bên trong đường cống và khiến cho đường cống bị nghẹt, làm hẹp tiết diện xả nước thải bên trong đường cống và làm cho nước thải không thể chảy một cách trơn tru được. Thậm chí, dầu mỡ làm nghẹt ống thoát rất nặng, làm hệ thống cống cục bộ bên trong nhà bị tê liệt, nước thải không thể thoát và có thể trào ngược lại bất kỳ lúc nào. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường sống xung quanh và gây ra nhiều bệnh lây lan nguy hiểm cho người dân.

Cách sử dụng đường cống hạn chế bị nghẹt

1. Thay đổi thói quen xấu trong sinh hoạt

Có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nếu đường ống thoát nước còn hoạt động tốt hãy thay đổi các thói quen xấu sau đây để chúng luôn được thông thoáng:

2. Lau chùi sơ dụng cụ nấu ăn trước khi rửa

Nếu trước đây bạn chưa từng làm việc này thì hãy thay đổi ngay hôm nay. Đừng xem thường công việc này vì đây được xem là biện pháp đơn giản giúp giảm lượng dầu mỡ đi vào hệ thống thoát nước. Công việc rất đơn giản chỉ là dùng khăn giấy lau dụng cụ nấu ăn trước khi rửa nhưng sẽ giảm áp lực đối với thiết bị chặn và thu gom mỡ của bạn giúp giảm các rủi ro liên quan đến đường cống, mùi hôi và nghẹt hệ thống thoát nước.

Mặt khác, hãy vét sạch thức ăn khỏi chén đĩa bỏ vào thùng rác trước khi rửa sẽ giúp giảm rất nhiều lượng dầu mỡ trong nước thải khi rửa.

3. Không đổ dầu mỡ trực tiếp vào đường ống thoát nước

Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến ống thoát nước bị nghẹt. Vì thế khi nấu nướng có dầu mỡ thừa nhiều, không nên đổ trực tiếp xuống chậu rửa, tránh việc dầu mỡ có nhiệt độ cao gây ảnh hưởng đến đường ống dẫn nước và nó cũng sẽ tạo thành một lớp mỡ dày bám cứng vào thành ống, trở thành nơi “lí tưởng” để thức ăn vụn và những mẫu rác nhỏ dễ bám lại, dần dần sẽ làm tắc đường xả nước.

Mặt khác, dầu mỡ nóng có thể làm nóng chảy một số vật dụng, gây nguy cơ hỏa hoạn, khi bám vào vật dụng sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển.

Vậy phải làm sao? Cách tốt nhất là sau khi chế biến hãy để dầu mỡ nguội, sau đó cho chúng vào một cái lọ nhỏ hay túi nilon rồi mới cho vào thùng rác.

4. Hạn chế sử dụng hóa chất tẩy rửa. Nên bổ sung hệ vi sinh có lợi

Hạn chế việc sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa, hóa chất làm sạch tức thì đến mức thấp nhất. Nếu trường hợp bắt buộc phải sử dụng chỉ nên dùng một lượng vừa đủ để tránh “tiêu diệt” hệ vi sinh vật. Nên định kỳ bổ sung các lợi khuẩn vào đường cống thoát nước

5. Thường xuyên thu gom và vệ sinh thiết bị thu gom

– Bảo dưỡng vệ sinh định kỳ các thiết bị thu gom dầu mỡ như: đường ống, thùng rác, bồn chứa. Đây là một bước quan trọng để giảm các vấn đề liên quan đến dầu mỡ.

– Thường xuyên thu gom rác, tóc, giấy,… tại các lỗ sàn và bỏ vào sọt rác chứ không nên xả xuống hầm rút và hầm chứa.

6. Nên sử dụng vi sinh ăn mỡ, bột thông cống.

Hiện nay, khi xây dựng các đường ống thoát nước, bể rút ngầm, đều được thiết kế âm tường hay âm dưới lòng đất nên mỗi lần sửa chữa phải đào bới, đục tường để thay đường ống mới nên sẽ rất tốn thời gian, tiền bạc, mỹ quan, mà hơn cả là ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe con người do các loại virus sống lâu ngày dưới lòng đất gây ra.

Vì thế để tránh tình trạng trên, các chuyên gia khuyên bạn hãy sử dụng bột vi sinh ăn mỡ. Đây là biện pháp xử lý nghẹt đường cống thoát nước đơn giản và hiệu quả nhất. Để biết các loại vi sinh này hoạt động như thế nào?

Xin mời bạn đọc bài viết để nắm rõ hơn:

Tags: Dấu hiệu đường cống bị nghẹt. nguyên nhân đường cống bị nghẹt, nguyên nhân đường cống bị nghẹt, những nguyên nhân đường cống bị nghẹt, đường cống bị nghẹt xử lý thế nào, cách thông đường cống bị nghẹt không rỏ nguyên nhân.

Bài viết liên quan


Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*
*

error: Content is protected !!

Lên